Tin tức & sự kiện

Miền Trung hình thành “Dải siêu đô thị ven biển”

Ở nước ta, sau sự hình thành 'vùng siêu đô thị' của Thủ đô Hà Nội ở phía Bắc và của TP.HCM ở phía Nam, thì miền Trung cũng xuất hiện xu thế 'vùng siêu đô thị' với Đà Nẵng là hạt nhân.

 

Có thể nói, sự phát triển của Đà Nẵng hiện nay chính là hình ảnh điển hình nhất cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở miền Trung. Từ một đô thị ven biển với hạ tầng lạc hậu, sau hơn 20 năm chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực.

Không riêng Đà Nẵng, nhiều tỉnh, thành phố khác ở miền Trung cũng đã bắt tay vào nghiên cứu, tìm hướng phát triển mới cho các đô thị nhằm phù hợp với tình hình và xu thế chung của nền kinh tế.

 

Theo ThS-KTS Phạm Thị Nhâm, dải đô thị ven biển miền Trung với cấu trúc chuỗi đô thị biển, có TP. Đà Nẵng phát triển nổi bật, tạo động lực cho Trung bộ; kết hợp với các đô thị lớn dọc biển như Huế, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, hình thành trục liên kết Bắc - Nam, làm điểm tựa để vùng Tây Nguyên vươn ra biển.

 

Trong những năm tới, khi đường cao tốc Bắc - Nam liên thông hai vùng đô thị hoá ven biển Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng Đông Nam bộ và các dải đô thị hoá ven biển miền Trung, sẽ thúc đẩy nền kinh tế biển nước ta, hình thành các đô thị biển quy mô tương xứng với tiềm năng mỗi khu vực. Tiềm năng của miền Trung sẽ phát huy hơn khi kết nối được với Tây Nguyên và Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền cửa khẩu với cửa biển.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, chính quyền TP. Đà Nẵng đã rất tích cực tiếp cận nhiều mô hình phát triển đô thị trên thế giới nhằm tìm ra một mô hình phát triển đô thị mới trong tương lai. Sau quá trình nghiên cứu, mới đây, Đà Nẵng đã công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để lấy ý kiến nhân dân. Đồ án được liên danh Công ty Sakae Corporate Advisory và Công ty Tư vấn Surbana Jurong (Singapore) thực hiện.

 

Dự thảo Đồ án thể hiện mô hình, cấu trúc phát triển đô thị Đà Nẵng được xác định theo các mục tiêu chiến lược bao gồm bảo tồn thiên nhiên, tăng cường mạng lưới cây xanh và mặt nước để tạo ra một thành phố thân thiện môi trường; cải thiện cơ sở hạ tầng để cải thiện khả năng phục hồi của TP. Đà Nẵng; cụ thể hóa các chiến lược quy hoạch thông qua quy hoạch phân cấp các cụm việc làm và các nút đô thị; gia tăng mật độ dân số để phát triển mô hình đô thị nén; cải thiện hệ thống giao thông và sự phát triển của Thành phố theo định hướng giao thông công cộng; phát triển các khu đô thị để xây dựng một thành phố sôi động; bảo tồn di sản đô thị như một phần của bản sắc riêng biệt Đà Nẵng.

Với quy mô đó, kinh tế Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận chắc chắn sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt là khu vực Hội An, Tam Kỳ, Thừa Thiên Huế.

 

Tư vấn đầu tư: Công ty CP Đầu tư Bất động sản Phúc Đại Việt

Hotline: 0905.580.680

Địa chỉ: 297 Điện Biên Phủ, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

 

Các tin liên quan

GIẢI BÀI TOÁN AN CƯ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

  03/02/2023

Gần 10 năm qua, thị trường bất động sản Đà Nẵng chủ yếu phát triển ở khu vực Nam Đà Nẵng (Hòa Xuân, Hòa Quý, Hòa Hải, Điện Nam - Điện Ngọc…) theo định hướng mở rộng đô thị về phía Nam của TP.Đà Nẵng.

Bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng...

  12/04/2021

Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành bất động sản trong năm 2020, mô hình bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng so với các lĩnh vực khác. Sau một thập kỷ tăng trưởng ở mức 170%, năm 2020 tiếp tục...